Niềng răng trẻ em và những điều cần biết

1. Lợi ích khi niềng răng trẻ em sớm hơn

  • Trẻ có răng xấu gây ảnh hưởng đến cuộc sống trong tương lai

Răng trẻ bị mọc lệch lạc, bị hô, móm,.. đều sẽ khiến cho mặt trẻ bị biến dạng nụ cười khi lớn lên. Nụ cười kém duyên sẽ khiến cho trẻ thấy mặc cảm khi bị chọc ghẹo và tự ti khi giao tiếp hay nở nụ cười với các bạn đồng trang lứa. Và khi trưởng thành, trẻ sẽ càng thu mình lại, ngại giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Ngoài ra, răng mọc sai cũng ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn của trẻ, khó khăn khi phát âm, dễ gặp các bệnh lý về răng miệng như răng dễ bị sâu, viêm nướu,… từ đó dễ mắc bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa do không nhai kỹ thức ăn.

  • Niềng răng lúc còn nhỏ sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn

Xương hàm của các bé khi còn nhỏ cũng khá mềm, nên bác sĩ khi niềng răng sẽ dễ di chuyển răng về đúng vị trí hơn, tỷ lệ thành công cao và gian niềng cũng khá nhanh. Những răng mọc không đều sẽ được về đúng vị trí và cố định trên cung hàm trong thời gian ngắn. 

  • Niềng răng sớm giúp hạn chế các bệnh lý và tiết kiệm chi phí

Niềng răng sớm cho trẻ còn giúp ngăn chặn xương hàm bị phát triển quá mức, tránh nguy cơ phải phẫu thuật về sau và giúp cho việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng. Nếu để tuổi càng lớn, răng càng phát triển lệch lạc và xương hàm khi ấy cũng cứng hơn sẽ khiến quá trình điều trị càng khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, tồn nhiều chi phí hơn.

  • Niềng răng sớm ít gây đau đớn hơn

Xương hàm ở trẻ em mềm nên răng sẽ dễ di chuyển và niềng răng lúc này sẽ giúp trẻ ít có cảm giác đau, khó chịu.

2. Độ tuổi trẻ em nên niềng răng

Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6-7 tuổi trở đi là đã có thể đến nha khoa để thăm khám xem tình trạng răng và can thiệp chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng nếu cần thiết.

Độ tuổi vàng thường được nhiều bác sĩ khuyên niềng răng cho trẻ là từ 12 đến 16 tuổi. Thời gian để đạt hiệu quả tốt đối với chỉnh nha cố định là trong vòng 2 năm sau. Tốt nhất là khi bước vào giai đoạn trẻ bước qua tuổi dậy thì vì lúc này cơ thể còn đang phát triển, xương hàm vẫn chưa cố định.

3. Cách chăm sóc sau khi niềng răng:

Trong quá trình niềng răng, trẻ sẽ khó ăn uống hơn rất nhiều so với người bình thường và nhất là trường hợp phải nhổ răng. Niềng răng khiến răng di chuyển gây cảm giác ê, đau khi ăn nhai, đồng thời mang mắc cài bị cọ xát trong miệng gây khó chịu, bị vướng khi nhai. Vì vậy cần thực hiện các phương pháp chăm sóc răng miệng:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng các dụng cụ vệ sinh chuyên cho răng niềng theo hướng dẫn của bác sỹ, tránh để vướng thức ăn thừa ở mắc cài.
  • Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ nhai. Không nên để cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh và các đồ cứng.
  • Trong quá trình niềng răng trẻ tuyệt đối không nhịn ăn, hoặc ăn thiếu chất. Nếu thiếu năng lượng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn. Mặt khác, nếu trẻ bị thiếu chất sẽ làm cho răng trở nên yếu hơn, bác sĩ phải giảm lực để răng di chuyển chậm hơn và thời gian niềng răng sẽ kéo dài lâu hơn.