Công dụng chính của việc đeo hàm duy trì là giữ răng vững chắc và ổn định tại vị trí mới sau khi tháo niềng. Thế nhưng, một số người dù đeo hàm duy trì nhưng bị chạy răng trở lại vị trí cũ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng ? Và làm sao để cải thiện tình trạng trên?
1. Nguyên nhân của hiện tượng bị chạy răng khi đeo hàm duy trì
Có nhiều nguyên khiến việc đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng có thể kể đến như:
1.1. Hàm duy trì không tương thích
Không tương thích ở đây được hiểu là hàm duy trì có cấu tạo và kích cỡ không tương thích với xương hàm. Nếu hàm duy trì quá to sẽ gây lỏng lẻo, không đủ lực xiết để cố định răng. Ngược lại, hàm duy trì quá bé lại gây vướng víu, khó chịu và khiến cho răng mọc chen chúc, lộn xộn.
1.2. Thời gian đeo hàm duy trì không đủ
Tuỳ cấu trúc răng và xương hàm mà nha sĩ sẽ tư vấn thời gian đeo hàm duy trì thích hợp. Trung bình sẽ đeo khoảng 6 tháng đến 1 năm, thời gian đầu phải đeo trên 20 tiếng mỗi ngày. Sau đó sẽ giãn xuống từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Thời gian đeo không phù hợp tất nhiên sẽ không mang lại tác dụng như mong đợi.
1.3. Đeo hàm duy trì không đúng cách
Tình trạng này cũng xảy ra với hàm duy trì tháo lắp. Việc đeo hàm duy trì không đúng và không tương thích với răng miệng không những gây vướng víu, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng duy trì.
Răng miệng bị chạy lệch khi đeo hàm duy trì là do hàm duy trì không phù hợp, đeo hàm duy trì không đúng cách hoặc không đủ thời gian.
2. Cách xử lí khi bị chạy răng lúc đeo hàm duy trì
Nếu bạn cảm thấy đeo hàm duy trì mà răng vẫn bị chạy thì bạn không nên tiếp tục đeo nữa mà cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý.
2.1. Làm lại hàm duy trì
Nếu hàm duy trì không phù hợp thì bạn có thể sẽ được tư vấn đeo loại hàm duy trì mới phù hợp hơn. Việc này có thể mất thời gian và tốn kém tiền bạc nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và phòng ngừa biến chứng do sử dụng hàm duy trì không phù hợp.
2.2. Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và thời gian đeo
Bạn cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nha sĩ về việc đeo hàm duy trì, vệ sinh hàm duy trì. Đặc biệt là thời gian đeo hàm duy trì mỗi ngày nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối không tự ý dừng đeo sớm hơn yêu cầu của nha sĩ. Bởi đây là lý do chính làm răng cửa mọc lệch khỏi vị trí cũ nhất.
2.3. Tiếp tục yêu cầu niềng răng lại nếu cần thiết
Trường hợp răng mọc lệch nhẹ hơn bạn có thể được yêu cầu tạm ngưng sử dụng hàm duy trì. Thay vào đó là niềng răng khoảng 3 – 6 tháng nữa và thắt dây thép đưa răng về đúng vị trí mới. Sau đó mới cân nhắc tháo niềng và sử dụng hàm mới.
Tuỳ mức độ và tình trạng để có hướng điều trị thích hợp, còn nếu răng chỉ lệch lạc nhẹ thì nha sĩ có thể xem xét việc niềng răng lại.
4. Lưu ý khi đeo hàm duy trì để đạt hiệu quả tốt nhất
Để phòng tránh tình trạng đeo hàm duy trì lại bị chạy răng về vị trí cũ, bạn cần ghi nhớ:
Chọn những địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ máy móc tân tiến. Điều này giúp giảm thiểu trường hợp hàm duy trì bị sai lệch thông số, kích cỡ, không phù hợp với răng thật.
Đeo và bảo quản hàm duy trì đúng quy cách theo chỉ dẫn của nha sĩ. Khi không đeo, cần cất hàm duy trì trong hộp chuyên dụng và cất giữ nơi khô ráo. Tránh để hàm duy trì bị rơi hoặc va đập với vật thể khác, dẫn đến cong vẹo, méo mó.
Tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì hàng ngày và đeo liên tục trong vài tháng theo chỉ định của nha sĩ. Không tự ý ngưng đeo khi không có sự tham khảo ý kiến từ nha sĩ.
Nếu nhận thấy đeo hàm duy trì còn bị chạy răng thì không nên “cố đấm ăn xôi”, ngưng đeo hàm, Thay vào đó là đến nha khoa để nha sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.