Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu? Có nên niềng không ?

Hiện nay, có nhiều khách hàng thăm hỏi tại nha khoa về việc muốn niềng răng 1 hàm vì mong muốn có thể giảm bớt chi phí phần nào và do khách thấy bản thân chỉ có 1 hàm bị răng mọc lệch. 

Vậy có thể niềng răng 1 hàm được không? Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu ? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu? Có nên niềng không ?

1. Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu?

Niềng răng 1 hàm bao nhiêu tiền phụ thuộc vào các yếu tố về phương pháp niềng, mức độ lệch lạc răng, dịch vụ của từng nha khoa. .. Cụ thể như sau:

1.1 Phương pháp niềng răng:

Tuỳ theo mong muốn và tình trạng răng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp niềng răng thích hợp. 

Chi phí niềng răng 1 hàm: 

1.2 Mức độ sai lệch răng:

Khi đến nha khoa thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa theo mức độ răng mọc lệch nặng hay nhẹ, có mắc thêm bệnh răng miệng hay không, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp và chi phí niềng răng cho mỗi trường hợp là khác nhau.

1.3 Chính sách mỗi nha khoa:

Mỗi nha khoa sẽ có cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ không giống nhau. Kèm theo đó là các chính sách bảo hành, hậu mãi. .. Do đó, mỗi nha khoa sẽ đưa ra bảng báo giá niềng răng 1 hàm khác nhau.

Nếu Khách hàng muốn biết chi tiết giá niềng răng 1 hàm trên hoặc hàm dưới bao nhiêu tiền thì cần đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang và chẩn đoán tình trạng răng miệng.

Dưới đây là chi phí niềng răng 1 hàm tại Nha khoa:

Phương pháp niềng răng Chi phí niềng răng 1 hàm
Niềng răng mắc cài kim loại thường  15.000.000 VNĐ / 1 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ / nhựa  20.000.000 VNĐ / 1 Hàm
Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi) 40.000.000 – 45.000.000 VNĐ / 1 Hàm
Niềng răng Invisalign 40.000.000 – 45.000.000 VNĐ / 1 Hàm

2. Một số hạn chế khi niềng răng 1 hàm

Niềng răng 1 hàm có thể giúp tiết kiệm chi phí và có thể rút ngắn thời gian mang dụng cụ trên bề mặt. Tuy nhiên, thực chất thì cách niềng răng kiểu này cũng tồn tại những hạn chế đáng lưu ý như sau:

  • Khớp cắn không được chắc chắn: Nếu chỉ niềng 1 hàm có thể làm cho lực xiết ở trên hàm trở nên lớn hơn. Dẫn đến khớp cắn của 2 hàm bị lệch lạc, tác động tiêu cực lên quá trình ăn nhai và phát âm.
  • Đau nhức, khó chịu: Niềng răng 1 hàm sẽ tác động đến hàm đối diện, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu ở trên hàm.
  • Đặc biệt, niềng 1 hàm chỉ có tác dụng với những trường hợp răng bị sai lệch nhẹ.

Để khắc phục nhược điểm của răng thì đa phần các bác sĩ luôn khuyến nghị nên niềng trên cả 2 hàm. Đảm bảo thẩm mỹ hàm răng đều đẹp và khớp cắn chính xác, giúp cho việc ăn nhai dễ dàng hơn.

Xem thêm: Niềng răng trả góp