Niềng răng trẻ em đang ngày càng phổ biến và được các bậc phụ huynh quan tâm vì số lượng trẻ em răng mọc lệch ngày càng nhiều.
Trong đó, việc xem xét trường hợp nào nên niềng răng cho trẻ hay trẻ ở độ tuổi nào thì có thể tiến hành niềng răng được là những thắc mắc của hầu hết phụ huynh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Những trường hợp cần niềng răng trẻ em?
Niềng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả những khuyết điểm răng hô móm, chen chúc, lệch lạc. .. Phương pháp này sử dụng hệ thống thiết bị chuyên biệt giúp nắn chỉnh và đưa răng dịch chuyển từng chút một trên khuôn hàm đến khi về đúng vị trí mong ước.
Theo các bác sĩ, phụ huynh không nên cho trẻ thực hiện niềng răng nếu:
- Răng của trẻ mọc lệch lạc, như răng xiên, vẹo, mọc chìa ra ngoài, thụt vào trong hay khuất trong xương.
- Răng thưa làm cho trẻ cười không khít, khó há miệng.
- Răng móm, khi trẻ cười nhìn rõ hàm dưới.
- Răng thưa thớt, khoảng trống giữa các răng lớn.
- Khớp cắn lệch, khi trẻ nói sẽ thấy hàm trên.
- Khớp cắn so le, một hay nhiều răng mọc không trùng vị trí khớp cắn.
- Khớp cắn khít, hàm trên và dưới rời xa nhau.
2. Có nên niềng răng trẻ em sớm hơn?
Hiện nay, số lượng trẻ em mắc phải những khiếm khuyết về răng miệng khá nhiều và có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt, làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp mà còn có khả năng gây hại đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể.
Đầu tiên, tình trạng răng mọc lệch lạc, thưa hở kẽ sẽ dễ tích tụ thức ăn và mảng bám, do đó rất khó khăn để vệ sinh răng miệng. Làm cho trẻ dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng. ..
Thêm nữa, khi răng mọc sai lệch khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ. Thức ăn không kịp nghiền nát đã đi xuống dạ dày, buộc hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải, dẫn tới mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá, dạ dày. ..
Ngoài ra, một số trường hợp răng bị sai lệch sẽ làm cho bé nói không tròn vành, rõ chữ.
Do đó, nhằm giúp trẻ khắc phục được tình trạng lệch lạc răng đồng thời ổn định khớp cắn, đảm bảo tốt nhất chức năng ăn nhai thì niềng răng là giải pháp mà bác sĩ khuyên áp dụng sớm đối với trẻ.
=> Có nên niềng răng trả góp cho học sinh, sinh viên
3. Niềng răng trẻ em ở độ tuổi nào là phù hợp ?
3.1 Niềng răng trẻ em từ 6 – 11 tuổi
Đây là thời điểm trẻ đang mọc răng hỗn hợp, có cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn. Bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của trẻ và đưa đến nha khoa thăm khám định kì. Nếu phát hiện các dấu hiệu sai lệch của răng hàm, bác sĩ sẽ can thiệp và chỉnh hướng răng mọc vào vị trí.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám răng định kì nhằm kịp thời phát hiện các sai lệch răng
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ đeo niềng răng silicon hay gọi là hàm trainer. Loại hàm silicon được trẻ đeo mỗi ngày và có thể tháo rời được, nó có tác dụng giúp định hình cho răng và xương phát triển tốt.
3.2 Niềng răng trẻ em từ 12 – 16 tuổi
Trong lứa tuổi dậy thì, đa số trẻ đều đã thay hết răng thật và đủ điều kiện để sử dụng các thiết bị niềng răng. Việc điều chỉnh sự lệch lạc của răng sẽ trở nên dễ dàng mà không phải nhổ răng. Do đó, hiệu quả chỉnh nha sẽ tốt và thời gian ngắn hơn so với người lớn.
Ngoài ra, niềng răng giai đoạn đầu cũng ít gây đau nhức vì xương hàm tương đối mềm và răng dễ dàng dịch chuyển.
3.3 Niềng răng từ 18 tuổi
Từ 18 tuổi trở lên, xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh và săn chắc. Lúc này, nếu muốn chỉnh sửa răng sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Cần sự can thiệp của nhiều phương pháp khác nhau như niềng răng, chỉnh hàm, gắn minivis. .. Do đó sẽ tốn rất nhiều công sức lẫn tiền bạc.
Xem thêm: Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không ?