Niềng răng giá rẻ hay không thường sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng tình trạng răng cũng như khoảng thời gian điều trị. Việc niềng răng sẽ giúp cải thiện các tình trạng như rặng bị hô, móm, vẩu, răng lệch lạc, răng thưa… và ở từng mức độ khác nhau sẽ có mức giá điều trị tư xứng tại các Nha Khoa.
1. Yếu tố ảnh hưởng mức chi phí niềng răng
- Loại niềng răng:
Có nhiều loại niềng răng khác nhau, từ niềng răng kim loại thông thường đến các lựa chọn cao cấp như niềng răng trong suốt, niềng răng không thấy được (ví dụ như niềng răng bằng sợi đàn hồi), niềng răng bằng các vật liệu hiện đại như nhựa tổng hợp. Mỗi loại có giá thành khác nhau.
Niềng răng có 3 loại khí cụ là mắc cài, dây cung và khay niềng, ứng với mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau. Hiện nay trên thị trường, niềng răng mắc cài kim là loại có mức giá thấp nhất tầm 26 triệu đồng, còn niềng răng trong suốt Invisalign có giá cao nhất là 120 triệu đồng.
- Phương pháp điều trị:
Các phương pháp điều trị cũng ảnh hưởng đến giá thành. Niềng răng cố định (không thể tháo rời) thường có giá cao hơn so với niềng răng có thể tháo rời. Có những phương pháp điều trị sử dụng công nghệ cao cũng có giá đắt hơn.
- Tình trạng răng miệng:
Niềng răng có thể nói nó chính là phương pháp khắc phục hiệu quả các tình trạng răng bị xấu như răng hô, móm, thưa, lệch lạc. Chi phí niềng răng ở từng trường hợp cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng cần niềng nặng hay nhẹ.
Ví dụ cụ thể: Bạn chọn niềng răng mắc cài kim loại có giá dao động từ 26 – 36 triệu. Nếu răng của bạn bị lệch lạc ở mức trung bình, tình trạng răng không quá khó điều chỉnh thì chi phí chỉ có 26 triệu. Bên cạnh đó, nếu tình trạng răng bị nặng và điều chỉnh phức tạp hơn (răng lệch lạc nhiều, có răng mọc ngầm, có mất răng…) thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm thì chi phí có thể lên tầm 30 đến 36 triệu.
Ngoài ra, tổng chi phí niềng răng sẽ nhiều hơn nếu bạn cần phải điều trị các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu….
- Kinh nghiệm và độ uy tín của nha sĩ tại Nha Khoa:
Trình độ chuyên môn cũng như sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm của nha sĩ cũng mang tính quyết định đến giá thành. Đối với những nha sĩ có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này thường có giá thành cao hơn.
- Vị trí địa lý:
Ở một số khu vực, giá cả có thể khác nhau do chi phí vận hành và chi phí sống khác nhau.
- Chi phí phụ thu:
Bao gồm các chi phí như chi phí chẩn đoán ban đầu, chi phí x-ray, và các chi phí phát sinh khác có thể làm tăng tổng chi phí của điều trị niềng răng.
Xem thêm: Niềng Răng Hô, Niềng Răng Móm
2. Mức phí niềng răng tại các Nha Khoa hiện nay
PHƯƠNG PHÁP NIỀNG | CHI PHÍ |
Niềng răng mắc cài kim loại | 26.000.000 – 30.000.000 VNĐ |
Niềng răng mắc cài tự đóng | 40.000.000 – 46.000.000 VNĐ |
Niềng răng mắc cài mặt trong | 85.000.000 – 120.000.000 VNĐ |
Niềng răng mắc cài sứ tự cao cấp | 44.000.000 – 56.000.000 VNĐ |
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng | 50.000.000 – 58.000.000 VNĐ |
Niềng răng trong suốt Invisalign | 100.000.000 – 120.000.000 VNĐ |