Khi search trên internet với từ khoá “Niềng răng tại nhà”, kết quả tìm kiếm mà ta thu về là rất nhiều loại phụ kiện chỉnh nha với công dụng có thể thay thế cho niềng răng mắc cài kim loại, đem lại kết quả cao, đi kèm với mức giá thành thấp và cách thực hiện dễ dàng.
Vậy những lời quảng cáo trên có đúng? Các khí cụ trên có thật sự hiệu quả và an toàn hay không? , bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng giải đáp được những vấn đề nêu trên, mời các bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây.
1. Phương pháp niềng răng tại nhà bằng hàm nhựa tháo lắp
Hàm nhựa tháo lắp hay còn gọi là hàm trainer, hàm chỉnh hình chức năng là một trong các khí cụ giúp niềng răng tại nhà đang được mọi người biết đến nhiều nhất.
Hàm trainer với cấu tạo đặc biệt gồm: Phần định vị của răng và phần hướng dẫn các hoạt động chức năng của môi, lưỡi. Lưỡi sẽ được đặt ở đúng vị trí, ngăn chặn sự đẩy lưỡi và bắt buộc trẻ phải thở bằng mũi. Các tác động dựa trên ngăn chặn các thói quen xấu như nuốt nghẹn, thở hơi, mút ngón tay. .. qua đó ngăn chặn sự sai lệch của bộ răng sau này và hướng dẫn cho răng phát triển đúng vị trí.
Một vài lời khuyên cho các bạn khi niềng răng tại nhà bằng hàm tháo lắp
Cùng là một tình trạng sai lệch khớp cắn thông thường chỉ cần đeo hàm tại nhà là hết hẳn, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp phải can thiệp niềng răng mắc cài ngay từ nhỏ, hoặc phải dùng thêm dụng cụ khác bổ trợ.
Điều trị chỉnh nha quan trọng nhất là xác định đúng căn nguyên gây bệnh, có như thế mới có được phương pháp điều trị hiệu quả. Để thực hiện được việc điều trị, bạn cần có sự tham vấn của các bác sĩ chuyên môn cao về nắn chỉnh nha.
Mặt khác về nguyên tắc thì một khí cụ chỉnh nha sẽ mang lại tối đa hiệu quả khi được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân bởi cấu trúc giải phẫu không ai giống ai. Hàm trainer được chế tạo trên một khung có sẵn, trên thị trường hiện nay có nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau: từ mẫu hàm màu xanh (nhựa mềm) đến màu hồng (nhựa cứng), từ các mẫu hàm được đánh số với các ký tự khác nhau: J (junior răng sữa), K (kid răng hỗn hợp), A (adult – răng vĩnh viễn), rồi lần lượt từng giai đoạn với kí hiệu 1-2-3.
Bởi vậy nếu bạn tự mình dùng các loại hàm trên, việc bạn tìm được dụng cụ cho bạn là điều bất khả thi.
Đã có rất nhiều lời khuyến cáo của bác sĩ chỉnh nha về hậu quả tiêu cực khi bạn tự ý dùng loại hàm này từ việc răng không dịch chuyển được theo mong muốn, dẫn đến các biến chứng viêm tuỷ răng khi sử dụng sai, nhiễm trùng tuỷ răng, viêm nướu hay nghiêm trọng hơn là kìm hãm quá trình phát triển xương hàm mặt. Ban đầu bạn có thể tiết kiệm được chi phí, nhưng để sửa chữa những hậu quả xảy ra, thì cái giá phải trả lớn hơn rất nhiều.
2. Trường hợp nào hợp với niềng răng tại nhà
Bản chất của dụng cụ này là chỉnh sửa các dạng lệch lạc nhỏ do thói quen ăn uống nên thích hợp với trẻ 6 – 10 tuổi, có cấu trúc răng hỗn hợp. Chúng chỉ phát huy hiệu quả khi trẻ trưởng thành đã có cấu tạo xương hàm và răng miệng tương đối hoàn chỉnh. Như vậy với trường hợp bạn khách hàng nữ 30 tuổi mà chúng ta cùng nhau trao đổi lúc đầu, sử dụng hàm tại nhà sẽ không mang lại tác dụng.
Ngoài ra việc niềng răng tại nhà, chúng ta cũng cần quan tâm đến sự hợp tác của trẻ, hãy thường xuyên động viên trẻ suốt quá trình sử dụng loại hàm này. Đeo hàm tối thiểu 8 – 14 tiếng ngày và kéo dài khoảng 1 năm trở đi thì mới có hiệu quả. Các trẻ không hợp tác hoặc có các bệnh lý răng miệng, ta cũng nên xem xét sử dụng hàm trainer.
Các bạn nên chú ý là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cho bé sử dụng. Hàm trainer thường làm từ nhựa, silicon nên rất có thể không đảm bảo chất lượng. Trên các mạng xã hội, chi phí cho loại hàm này dao động rất cao từ vài chục ngàn đến một triệu, các bạn hãy lựa chọn mua từ nơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé nhé.
Xem thêm: Niềng răng trẻ em