Tháo niềng răng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thời gian phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng thường tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và quyết định của nha sĩ. Hàm duy trì sau tháo niềng răng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng giữ được vị trí mới và ổn định sau quá trình chỉnh nha. Điều này giúp ngăn chặn sự thay đổi vị trí răng sau khi niềng răng đã được gỡ bỏ.

1. Hàm duy trì là gì ?

Hàm duy trì là loại hàm được dùng sau khi bạn đã hoàn thành việc niềng răng trong một khoảng thời gian dài.

Khi kết thúc quá trình niềng răng và bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng. Vì thời điểm này xương hàm và răng vẫn chưa thích nghi kịp với sự thay đổi vị trí trên hàm. Bên cạnh đó, răng có xu hướng luôn dịch chuyển và có xu hướng dịch chuyển suốt đời. Vì vậy, việc đeo hàm duy trì để tránh việc răng sẽ bị chạy về vị trí cũ.

Hàm duy trì là một khí cụ hỗ trợ cho bệnh nhân niềng răng sau khi tháo mắc cài, dây cung hoặc khay trong suốt nhằm giúp đảm bảo sự ổn định của răng tại vị trí mới và tránh tình trạng răng bị chạy về vị trí cũ và giúp kết quả niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Sau khi tháo niềng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu ?

2.1 Hàm duy trì có thể tháo lắp

Hầu hết bệnh nhân sau khi tháo niềng đều được cấp một bộ hàm duy trì có thể tháo ra để ăn uống và đánh răng. Để hàm răng đạt được kết quả tốt nhất thì nên chú ý đeo hàm duy trì theo lộ trình sau đây:

  • Từ 3-6 tháng đầu: Trong khoảng thời gian đầu sau khi tháo niềng, nên đeo hàm duy trì mỗi ngày từ 22 giờ trở lên. Và chỉ tháo ra khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh hoặc khi ăn. 
  • 2 năm đầu tiên: Sau khoảng thời gian ban đầu phải đeo toàn thời gian, bạn có thể bắt đầu đeo hàm duy trì chỉ vào lúc đi ngủ.
  • Từ năm thứ 3 trở đi: Từ năm thứ 3 đến suốt cuộc đời, bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn so với thời gian đầu. Bạn lỡ bỏ qua 1 hoặc 2 đêm không đeo thường xuyên cũng không thành vấn đề. 

Các hàm duy trì có thể tháo rời nên được bảo quản trong hộp đựng khi bạn không đeo trong miệng và nên mang theo hộp đựng của mình theo mọi lúc mọi nơi. Lưu ý để hàm duy trì của bạn xa nguồn nhiệt và vật nuôi, đồng thời đừng quên vệ sinh chúng mỗi ngày sau khi sử dụng.

Cần chú ý đeo hàm duy trì đúng cách và quan trọng là khi đang đeo hàm duy trì bạn chỉ có thể uống nước tinh khiết, còn với đồ uống có đường thì có thể mắc kẹt giữa khay niềng dẫn đến răng bị sâu.

2.2 Hàm duy trì cố định

Tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành gắn một hàm duy trì cố định vĩnh viễn vào mặt sau của răng. Với hàm duy trì này bạn sẽ được đeo mọi lúc, ngay cả khi ăn uống hay vệ sinh răng.

Kiểu hàm duy trì này chỉ có thể được tháo ra bởi bác sĩ nha khoa khi đến thăm khám và xem tình trạng răng. Khi nó được tháo ra, bệnh nhân sẽ nhận được cấp cho một hàm duy trì tháo rời để đeo khi ngủ. 

Một số trường hợp sẽ phải đeo hàm duy trì ít nhất là 10 năm. Nhiều bác sĩ chỉnh nha khuyên các bệnh nhân nên đeo hàm duy trì bán thời gian cho đến suốt đời để đảm bảo răng sẽ vững chắc với vị trí hiện tại và vẫn đẹp theo thời gian.

Việc chăm sóc và vệ sinh hàm duy trì cố định có thể sẽ đơn giản hơn, bạn cần đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng nên đặt lịch đến kiểm tra định kỳ với bác sĩ chỉnh nha của mình để đảm bảo hàm duy trì không gây sâu răng hoặc có đang bị tích tụ vi khuẩn hay không.